Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Lò phản ứng nhiệt luyện bị hủy, thị trường thép vẫn vững vàng đạt doanh thu lớn

Theo thông báo của Hiệp hội sắt thép Trung Quốc (CISA) hồi cuối tháng 4, Trung Quốc có hơn 500 nhà máy sử dụng lò cảm ứng trên toàn quốc, với công suất 119 triệu tấn/năm. Bộ Công nghiệp thì ước tính khoảng 80 – 120 triệu tấn/năm. Sản lượng thép do các nhà máy này sản xuất trong năm qua khoảng 30 – 50 triệu tấn. Theo ông Chi Jingdong, PCT CISA, Trung Quốc sẽ loại bỏ hết tất cả các lò cảm ứng trước 30/6 tới. 
==> Xem thêm báo giá thép 2017 tại đây.
lò sản xuất thép

Trước đó, ngày 27/3/2017 tại cuộc họp của các cơ quan hành pháp cấp cao của Trung Quốc đã khẳng định sẽ cắt giảm công suất sản xuất thép trong năm nay phải đạt 50 triệu tấn/năm. Đồng thời phải loại bỏ các loại thép xây dựng chất lượng thấp do các lò cảm ứng tạo ra. Tỉnh Quảng Đông đã công bố lần đầu vào tháng 2 danh sách   35 nhà máy với 138 lò cảm ứng sẽ loại bỏ. Platts ước tính công suất qua hai danh sách là 20 triệu tấn/năm. Các lò này sẽ bị loại bỏ trước ngày 30/6 theo yêu cầu của Chính phủ.
quy trình luyện thép
Tỉnh cũng đã công bố lần thứ hai danh sách  các nhà máy thép sử dụng lò cảm ứng cần phải loại bỏ. Theo thông báo trên trang Ủy Ban Cải cách và phát triển Quốc gia của Tỉnh này cho biết tên 15 nhà máy vận hành tổng cộng 47 lò cảm ứng. Dung lượng các lò này từ 5-60 tấn/mẻ. Chính quyền Quảng Đông không nêu cụ thể công suất tổng hàng năm của các lò trên nhưng theo Platts ước tính thì có công suất tổng khoảng 5.6 triệu tấn/năm.
Đến nay, theo công bố của 8 tỉnh, cộng với thành phố Trùng Khánh đã xác định được các lò cảm ứng có công suất tổng khoảng 64 triệu tấn/năm sẽ bị loại bỏ. Trong số các tỉnh và thành phố công bố thì Quảng Đông xác định là có khối lượng lò cảm ứng lớn nhất được loại bỏ với 25,6 triệu tấn/năm, theo sau là tỉnh Tứ Xuyên với 10.7 triệu tấn/năm và Liêu Ninh với 10.1 triệu tấn.
kho thép xây dựng
kho hàng thép
Trước tình hình đó thị trường sắt thép xây dựng Việt Nam lại đầy khởi sắc, nhiều doanh nghiệp lãi lớn bới có quá nhiều yếu tố thuận lợi như giá vốn giảm nhờ lượng hàng tồn kho giá rẻ, hưởng lợi từ chính sách thuế tự vệ của Bộ Công Thương, sự ấm dần của thị trường bất động sản… hàng loạt doanh nghiệp thép ghi nhận lãi ròng đột biến. Ví như CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tập đoàn Hoa Sen (HSG) có lãi ròng tăng trưởng gấp đôi năm 2015 và lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay; CTCP Đầu tư thương mại SMC (SMC), CTCP Tập đoàn thép Tiến Lên (TLH), CTCP Thép Việt Ý (VIS) từ lỗ đậm năm trước đó đến lãi đậm năm 2016 và xóa lỗ lũy kế; đặc biệt CTCP Thép Pomina (POM) cho đến cuối năm 2015 vẫn còn lỗ lũy kế lên đến hơn 200 tỷ đồng do 3 năm gian nan trước đó thì chỉ với một năm 2016 đã bù hết lỗ và còn tích lũy được 89,4 tỷ đồng lợi nhuận.
Dẫu vậy trước những tình hình sắt thép Trung Quốc đang đẩy mạnh tiến quân vào thị trường Việt Nam nhưng tín hiệu đầu năm có thể thấy ngành thép Việt Nam có sự chuẩn bị khá tích cực cho ngành thép trong nước cùng diễn biến khởi sắc của thị trường bất động sản đã cho thấy các doanh nghiệp đã chú tâm cẩn thận đề phòng ngành thép Trung Quốc sau khi đề ra các kế hoạch cho năm 2017.
==> Xem thêm tin tức trong ngày:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét