Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Doanh nghiệp thép lãi lớn 2016, đầu năm 2017 bắt đầu thận trọng đặt nền móng kinh tế vững chắc.

Trải qua một năm 2016 với quá nhiều yếu tố thuận lợi như giá vốn giảm nhờ lượng hàng tồn kho giá rẻ, hưởng lợi từ chính sách thuế tự vệ của Bộ Công Thương, sự ấm dần của thị trường bất động sản… hàng loạt doanh nghiệp thép ghi nhận lãi ròng đột biến. Ví như CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tập đoàn Hoa Sen (HSG) có lãi ròng tăng trưởng gấp đôi năm 2015 và lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay; CTCP Đầu tư thương mại SMC (SMC), CTCP Tập đoàn thép Tiến Lên (TLH), CTCP Thép Việt Ý (VIS) từ lỗ đậm năm trước đó đến lãi đậm năm 2016 và xóa lỗ lũy kế; đặc biệt CTCP Thép Pomina (POM) cho đến cuối năm 2015 vẫn còn lỗ lũy kế lên đến hơn 200 tỷ đồng do 3 năm gian nan trước đó thì chỉ với một năm 2016 đã bù hết lỗ và còn tích lũy được 89,4 tỷ đồng lợi nhuận.
Sau một năm thăng hoa đến bất ngờ thì đa phần các doanh nghiệp thép đều quay trở lại mặt đất với những kế hoạch khá thận trọng.
Đại lý thép xây dựng Long Thịnh Phát là nhà đại lý phân phối số một các loại vật liệu xây dựng, sắt thép xây dựng trên thị trường miền Nam cùng các tỉnh thành lân cận đã đánh giá trong năm 2017 thị trường ngành thép sẽ có những diến biến phức tạp, giá nguyên liệu như quặng sắt, than cốc, thép cán nóng dao động, khó giữ ổn định, thị trường thép Trung Quốc có thể có bước tái cơ cấu mạnh, các quốc gia trên thế giới đang có động thái tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng thép nhập khẩu. Do vậy, niên độ tài chính 2016 – 2017, Đại lý thép xây dựng Long Thịnh Phát đặt mục tiêu doanh thu và lãi ròng khá thận trọng tương đương 2.000 tỷ và 1.600 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 29% và 10% so với năm 2016.
Tương tự, “ông lớn” HPG đặt mục tiêu không mấy khả quan với doanh thu 40.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 6.000 tỷ đồng, trong đó lãi ròng của cổ đông công ty mẹ là 5.996 tỷ đồng, giảm gần 10% so với thực hiện năm trước.
SMC, TLH cũng đưa mục tiêu lợi nhuận sau thuế trong năm 2017 giảm hơn một nửa so với thực hiện năm trước. Cụ thể, SMC đặt kế hoạch lãi sau thuế là 150 tỷ đồng, nhỏ hơn rất nhiều so với con số 362 tỷ đồng năm 2016. Và TLH đề ra kế hoạch tổng doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng, tăng trưởng 11%; lợi nhuận sau thuế hơn 265 tỷ đồng, giảm 43% so với thực hiện năm 2016.
Tuy vậy, vẫn tồn tại doanh nghiệp đi ngược đám đông. VIS nhận định thị trường bất động sản năm 2017 sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu nhà ở vẫn trên đà tăng trưởng, tín dụng đổ vào thị trường này được điều tiết tốt. Đồng thời, Việt Nam vẫn là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn nhà đầu tư trên thế giới, không chỉ đầu tư mới mà cả mở rộng các dự án sẵn có. Do vậy, VIS kỳ vọng năm 2017 sẽ tiếp bước thành công của năm trước với con số doanh thu 6.213 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 152 tỷ đồng, cùng tăng gấp 2 lần so với thực hiện năm 2016.
Có quá bi quan?
Dẫu vậy những tín hiệu đầu năm có thể nói là khá tích cực cho ngành thép cùng diễn biến khởi sắc của thị trường bất động sản cho thấy các doanh nghiệp dường như đã quá thận trong khi đề ra các kế hoạch cho năm 2017.
Chia sẻ trên báo chí, tập đoàn Long Thịnh Phát đánh giá diễn biến của ngành thép đang tương đối khả quan, mức tăng trưởng toàn ngành trong năm 2017 có thể đạt 12%. Lợi thế của đại lý thép xây dựng Long Thịnh Phát  trong năm nay là tận dụng nguồn hàng tồn kho giá rẻ để ghi nhận kết quả kinh doanh tốt hơn năm 2016. Riêng quý 1/2017, Công ty ước đạt 1.300 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt tối thiểu 100 tỷ đồng. Nếu kết quả này chuẩn xác thì Long Thịnh Phát đã đạt được 40% đích đến chỉ sau ¼ chặng đường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét